Danh sách 7 nhóm thực phẩm nên kiêng tuyệt đối khi điều trị viêm đại tràng

Viêm đại tràng là bệnh có liên quan nhiều đến chế độ ăn uống. Vì thế rất nhiều người thắc mắc rằng bệnh viêm đại tràng nên kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi. Để giải đáp câu hỏi này hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.

Bệnh viêm đại tràng nên kiêng ăn gì?

Khi bị viêm đại tràng người bệnh thường có các triệu chứng như: đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, rối loạn đại tiện, trí nhớ giảm sút, hay cáu gắt, cơ thể suy nhược,… Để cải thiện tình trạng này người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện bệnh. 

Bên cạnh đó người bệnh cũng cần biết bệnh đại tràng kiêng ăn gì? Một số thực phẩm người bệnh cần kiêng khem trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh bao gồm:

Đồ tanh sống, lạnh, bảo quản lâu ngày

Mỗi người phải lưu ý quy tắc ăn chín uống sôi. Đối với người mắc viêm đại tràng thì đây là điều cần chú trọng hàng đầu. Các đồ tanh sống bảo quản trong tủ lạnh như: hải sản, nem chua, gỏi, rau sống,… Làm cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh, giảm số lượng lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ sinh khuẩn đường ruột. Ngoài ra các loại thức ăn tanh sống này còn chứa nhiều vi khuẩn ký sinh, dễ gây đau bụng, đi ngoài, nặng hơn là ngộ độc thực phẩm.

Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ được chế biến bằng cách chiên xào hoặc đồ ăn nhanh như: pate, xúc xích, lạp xưởng,… Khiến bệnh nhân dễ rơi và tình trạng bụng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy nhiều lần trong ngày.

Đồ ăn cứng và chất xơ không tan

Khi bị viêm đại tràng thì có thể xuất hiện các ổ viêm loét trong niêm mạc. Do đó khi ăn những loại đồ ăn cứng, nhiều chất xơ sẽ gây cọ xát vào thành đại tràng, khiến niêm mạc bị tổn thương. Đồng thời người bệnh dễ bị đầy hơi, chướng bụng và làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Những loại thức ăn chứa nhiều chất xơ mà người  bệnh viêm đại tràngkiêng ăn là các loại hạt cứng, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hành củ, dứa, hoa quả khô,…

Lúa mì, yến mạch

Lúa mì, yến mạch là hai loại thực phẩm giàu protein glutein. Tuy nhiên có một vài trường hợp người bệnh bị dị ứng với loại protein này. Người ta gọi đó là chứng không dung nạp glutein. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh Celiac (một loại bệnh mẫn cảm với thành phần gluten trong đường ruột, gây ra nhiều khó khăn khi tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng). Chính vì thế nếu sau khi ăn lúa mì hoặc lúa mạch nhận thấy triệu chứng bệnh nặng hơn, khi đó hãy dừng ăn lúa mì, yến mạch, lúa mạch ngay lập tức.

Thực phẩm chứa nhiều đường

Người mắc viêm đại tràng tràng tuyệt đối không nên uống sữa tươi chứa đường lactose, đồ ăn ngọt, bánh kẹo, socola,… Những loại thực phẩm này thường gây đầy bụng, khó tiêu. Đặc biệt trong Socola chứa nhiều đường và cafein – tác nhân gây bệnh viêm đại tràng co thắt và tăng số lần đi ngoài ở người bị viêm loét đại tràng.

Chất kích thích

Các loại bia rượu, cà phê, nước ngọt có ga,… là thủ phạm khiến tình trạng bệnh ngày càng một nặng. Đây là nhóm thức uống có tính axit cao, gây nên triệu chứng đau bụng, khó chịu ở phần bụng dưới, gây đầy hơi, chướng bụng.

Đồ ăn chua, lên men

Một số đồ ăn chua, lên men như giấm, hành muối, cà muối và các gia vị cay nóng như tiêu, ớt cũng là những thực phẩm có hại cho người bị bệnh đại tràng. Chúng sẽ kích thích mạnh lên thành ruột, làm các vết loét thêm tổn thương.

 

Tác hại nếu không ăn kiêng khi mắc bệnh viêm đại tràng

Để thuốc điều trị phát huy tác dụng tốt nhất thì việc ăn kiêng trong quá trình dùng thuốc điều trị rất quan trọng. Nếu không kiêng khem đúng cách bệnh viêm đại tràng rất dễ tái phát. Tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài khiến cơ thể trở nên gầy yếu, ăn uống kém, cơ thể suy kiệt sức khỏe. Tình trạng xấu có thể dẫn tới tử vong.

>>> Người  bị viêm loét đại tràng nên ăn gì ?

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *