Viêm đại tràng chảy máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm đại tràng chảy máu là bệnh về đường tiêu hoá phổ biến, rất nguy hiểm. Nhận biết sớm biểu hiện để điều trị kịp thời tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Nguyên nhân viêm đại tràng chảy máu

Đại tràng là đoạn cuối của đường tiêu hoá, nơi chứa đựng phân trước khi được thải ra ngoài. Thành phần đại tràng bao gồm: manh tràng, đại tràng phải, đại tràng ngang, đại tràng góc gan, đại tràng góc lách, đại tràng xuống, đại tràng sigma, trực tràng và hậu môn.

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định rõ, tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng viêm đại tràng chảy máu liên quan đến quá trình đáp ứng miễn dịch. 

Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn là nhóm bệnh gây chảy máu đại tràng thường gặp. Lúc đầu bệnh chỉ khu trú tại trực tràng, về sau lan dần vào trong, gây tổn thương toàn bộ đại tràng. Đôi khi lan sang cả một phần của đoạn cuối ruột non. 

Tỷ lệ mắc viêm đại trực tràng chảy máu có thể gặp ở mọi đối tượng, cả nam và nữ giới. 

Triệu chứng và biến chứng của bệnh

  • Triệu chứng

Tùy theo tình trạng mức độ tổn thương mà bệnh có những biểu hiện khác nhau. Thông thường người bệnh có những triệu chứng sau:

  • Người bệnh đi đại tiện phân lỏng nhiều lần trong ngày.
  • Phân kèm nhiều nhầy máu. 
  • Có cảm giác đau bụng, khi đau bụng muốn đi đại tiện ngay, mót rặn khi đi đại tiện.
Viêm đại tràng chảy máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Đau quặn bụng đi ngoài nhiều lần là biểu hiện viêm đại tràng chảy máu

Tùy từng giai đoạn mà biểu hiện viêm đại trực tràng chảy máu có những biểu hiện khác nhau. Thông thường bác sĩ chia ra làm 3 thể.

  • Thể nhẹ: Triệu chứng đi đại tiện kèm nhầy máu, kéo dài dưới 4 ngày, không có thay đổi thể trạng, không thiếu máu hoặc giảm protein máu. Bệnh thường khu trú ở đại tràng sigma. Nếu không được khắc phục kịp thời, để lâu có thể diễn tiến thành thể nặng hơn. 
  • Thể trung bình: Các đợt tiêu chảy thường khởi đầu bằng đau quặn bụng, đại tiện phân máu, số lần đại tiện thường dưới 6 lần trong ngày. Triệu chứng kèm theo như sốt, giảm protein máu, làm bệnh nhân mệt mỏi. 
  • Thể nặng: Số lần đại tiện phân máu hơn 6 lần trong ngày, thường xảy ra vào ban đêm. Người bệnh thường kèm cảm giác đau rát, buốt hậu môn và mót rặn. Cơ thể mệt mỏi, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, sốt cao, chướng bụng. Nếu không khắc phục kịp thời, bệnh tiến triển nặng dẫn đến tử vong do giãn đại tràng nhiễm độc hoặc xuất huyết trầm trọng.
  • Biến chứng

Các biến chứng nhẹ của ruột là giả polyp (chiếm 20% trường hợp). Các biến chứng có thể gặp như nứt và rò hậu môn, áp xe hậu môn.

Biến chứng nặng gây chảy máu trầm trọng, hẹp đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc, thủng đại tràng. Nguy cơ có thể ung thư đại tràng.

Một số các biến chứng khác như viêm quanh mật quản, hồng ban nút, viêm da mủ hoại thư, viêm thận và sỏi, viêm xơ đường mật tiên phát. Trong đợt cấp nặng có thể biến chứng đông máu rải rác nội mạch.

Chẩn đoán và điều trị viêm đại tràng chảy máu

1. Chẩn đoán

Để có thể đưa ra hướng điều trị tốt nhất, bác sĩ cần chẩn đoán chắc chắn bạn bị viêm loét đại tràng chảy máu, trước khi đưa ra phác đồ trị điều trị. 

– Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào những triệu chứng lâm sàng mà người bệnh gặp phải như đau bụng, đại tiện kèm máu, nhịp tim nhanh, hạ huyết áp, sốt cao, bụng trướng.

– Chẩn đoán cận lâm sàng: Một số phương pháp được chỉ định

  • Nội soi toàn bộ đại trực tràng: Kiểm tra niêm mạc, và ổ loét
  • Chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm: Chụp khung đại tràng, CT Scan ổ bụng, xét nghiệm máu.
Viêm đại tràng chảy máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Nội soi để chẩn đoán viêm đại tràng chảy máu

2. Điều trị

Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp có thể dùng điều trị nội khoa (thuốc) hoặc điều trị ngoại khoa (phẫu thuật)

  • Điều trị nội khoa

Thông thường viêm loét đại tràng chảy máu các thuốc thường được dùng phối hợp là corticoid, azathioprin, cyclosporin, sulfasalazin. 

Truyền máu cho bệnh nhân nếu đại trực tràng chảy máu gây thiếu máu, tụt huyết áp để bù vào lượng máu đã mất.

  • Điều trị ngoại khoa

Phẫu thuật cắt đoạn đại tràng hoặc cắt toàn bộ đại tràng được chỉ định khi bệnh nhân bị thủng đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc, chảy máu ồ ạt mà điều trị nội khoa thất bại, ung thư hoá.

Lưu ý cho người bệnh viêm đại tràng chảy máu

  • Người bệnh cần kiểm tra sức khỏe theo định kỳ. Khi phát hiện có triệu chứng như rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân (phân nhầy máu, không thành khuôn, đau bụng). Nên đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. 
  • Bệnh nhân nên ăn thức ăn mềm, ít chất xơ như cháo, cơm nát, thịt nạc, sữa đậu nành. Không ăn rau sống, dưa muối, đồ chua cay.
  • Hạn chế căng thẳng quá mức trong cuộc sống và công việc. Khiến bệnh trở nên trầm trọng, không nên sử dụng các chất kích thích Không sử dụng chất kích thích, uống đủ nước. Đây là biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh với người khoẻ mạnh.
  • Để phòng ngừa bệnh, bên cạnh lối sống lành mạnh. Người bệnh cần đặc biệt chú ý chế ăn uống sinh hoạt. Và sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt với tiêu hoá, đại tràng.

Những thông tin về viêm đại tràng chảy máu ở trên. Hy vọng giúp người bệnh có thêm những kiến thức chủ động hơn trong phát hiện. Để điều trị sớm kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *