Chào chuyên gia: Tôi năm nay 37 tuổi. Thời gian gần đây tôi bị táo bón vô cùng khó chịu và hay đau bụng. Vậy cho tôi hỏi triệu chứng đau bụng táo bón có phải do viêm đại tràng không. Có cách nào để điều trị bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát không?
Tôi xin cảm ơn (Nguyễn Minh Hoàng – Bắc Giang)
Chào bạn
Viêm đại tràng là tình trạng các tác nhân gây viêm nhiễm tấn công khiến đại tràng bị co thắt và kích thích. Khi đại tràng bị viêm, các chức năng của đại tràng bị rối loạn, nó không thể đảm nhận tốt vai trò hấp thụ nước và chất dinh dưỡng cuối cùng của thức ăn. Nên gây ra hàng loạt các triệu chứng như thể táo bón, thể tiêu chảy, táo bón xen kẽ tiêu chảy.
Trong đó viêm đại tràng thể táo là triệu chứng thường gặp. Do hệ thống đại tràng hấp thu nước quá nhiều khiến phân trở nên khô cứng, gây khó khăn cho quá trình đào thải ra ngoài. Từ đó phân thải tồn đọng trong trực tràng lâu, người bệnh cần phải dùng sức để đi đại tiện.
Như vậy có thể thấy, triệu chứng đau bụng táo bón mà bạn đang gặp phải là một triệu chứng của bệnh viêm đại tràng thể táo bón hay đông y còn gọi là Viêm đại tràng thể nhiệt.
TÓM TẮT
Dấu hiệu điển hình của viêm đại tràng thể táo bón
Bạn có thể nhận biết viêm đại tràng thể táo bón, có thể xem xét những triệu chứng sau đây:
- Người bệnh đi đại tiện ít hơn so với bình thường, đi ít hơn 3 lần mỗi tuần, số lượng phân ngày càng ít đi.
- Phân khô cứng, không thành khuôn, đóng cục nhỏ như phân dê
- Luôn có cảm giác muốn đi đại tiện, mỗi lần đi cần nhiều sức, dễ gây đau rát. Sau khi đi đại tiện vẫn muốn đi tiếp.
- Một số triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ, bụng chướng hơi và đau vùng xương chậu.
Ảnh hưởng của viêm đại tràng thể táo bón
Viêm đại tràng thể táo bón diễn ra ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Khiến người bệnh rơi vào tình trạng mệt mỏi, thường xuyên bị đau rát, ăn không ngon, ngủ không yên, thay đổi tâm lý. Thậm chí có nguy cơ dẫn đến trầm cảm.
Không chỉ vậy viêm đại tràng nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dai dẳng dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, thủng đại tràng.
Thuốc điều trị viêm đại tràng thể táo bón
Người bệnh viêm đại tràng thể táo bón có thể cải thiện các triệu chứng khó chịu bằng sự giúp đỡ của những loại thuốc trị táo bón, nhuận tràng. Dưới đây là một số thuốc trị táo bón thường dùng:
– Thuốc nhuận tràng tạo khối: Bisacodyl, Cascara, Agar-agar, Cellulose (methylcellulose), Hemicellulose, Gomme sterculia. Những loại thuốc này thường được dùng dự phòng và điều trị táo bón mãn tính. Thuốc nhuận tràng tạo khối có khả năng tăng hấp thu nước trong phân. Qúa đó giúp làm mềm phân để dễ đào thải ra ngoài hơn. Thuốc có tác dụng từ 1 -3 ngày kể từ khi sử dụng.
– Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Forlax, Lactitol Sorbitol, …Những loại thuốc này có công dụng giữ nước trong ruột và kích thích nhu động ruột đẩy phân ra ngoài giúp cho việc đi đại tiện dễ dàng hơn.
– Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Norgalax, Microlax… Thuốc chứa thành phần dầu khoáng và được bơm trực tiếp thông qua hậu môn để làm mềm phân dễ đi đại tiện.
– Thuốc nhuận tràng làm mềm phân: Docusat giúp nước thấm vào khối phân, làm mềm phân và giúp phân dễ di chuyển hơn.
– Thuốc nhuận tràng kích thích: Dulcolax, Senoko, bisacodyl, giúp các cơ thành đại tràng co thắt nhịp nhàng hơn để loại bỏ phân được dễ dàng hơn.
>> Lưu ý:
Mặc dù các loại thuốc trên đây giúp cải thiện nhanh triệu chứng táo bón. Nhưng nó không thể loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh. Nếu dùng lâu dài có thể khiến bạn lệ thuộc vào thuốc, tình trạng sẽ tái phát và nặng hơn nếu ngưng dùng thuốc.
Ngoài ra việc lạm dụng thuốc nhuận tràng cũng có thể gây ra tác dụng phu như tiêu chảy, đầy hơi, mất nước….Ảnh hưởng đến chức năng đường ruột, gan thận.
Do đó, việc dùng những loại thuốc nào phù hợp với tình trạng bản thân cần có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa. Tránh việc tự ý dùng thuốc sẽ gây ra nhiều tác dụng tiêu cực.
Hướng dẫn cách khắc phục viêm đại tràng thể táo bón
Viêm đại tràng thể táo bón có thể khắc phục bằng một số biện pháp như thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống lành mạnh. Cụ thể:
– Tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống
Chất xơ là thành phần rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Đối với người bị viêm đại tràng thể táo bón, chất xơ càng là nguồn dinh dưỡng cần thiết. Do chất xơ quyết định với việc hình thành khối phân, kích thích tiêu hoá, giải độc. Nên có lợi cho hệ tiêu hoá, tạo khối phân khiến phân dễ dàng bị đào thải ra ngoài, hạn chế tình trạng táo bón.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không phải chất xơ nào cũng phù hợp cho người bệnh viêm đại tràng. Do đó, bạn chỉ nên ăn những loại rau củ quả có chứa chất xơ hoà tan để đường ruột được hoạt động dễ dàng.
Vì vậy, thực đơn hàng ngày bạn nên bổ sung những nguồn chất xơ như
- Rau họ bầu bí: bí đỏ, bí xanh, bầu
- Các loại quả tươi: nho, xoài, chuối, táo
- Các loại củ: khoai lang, cà rốt, củ cải, củ đậu
– Chia nhỏ bữa ăn trong ngày
Nhằm giảm tải cho đại tràng, nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Bình thường bạn ăn 3 bữa trong ngày, bây giờ có thể chia 5-6 bữa/ngày để giúp đại tràng hồi phục nhanh chóng.
– Chế độ tập luyện
Người bệnh nên chú ý thường xuyên vận động kể cả khi bị đau. Vì khi chuyển động khiến máu trong cơ thể được lưu thông vận chuyển đến đại tràng nhanh hơn và làm lành vết loét. Bên cạnh đó, việc này còn kích thích nhu động ruột hoạt động và làm giảm hiện tượng táo bón.
Vì vậy, mỗi ngày nên dành thời gian để vận động những bài tập nhẹ nhàng hoặc đơn giản là đi bộ để cải thiện chức năng đại tràng. Nếu bạn làm việc trong môi trường văn phòng hãy chú ý cứ sau 1 giờ đồng hồ nên đứng dậy và đi dạo 5 phút giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn.
– Uống nhiều nước
Táo bón xảy ra khi tình trạng phân khô cứng khó di chuyển qua đại tràng. Nên uống nhiều nước giúp phân mềm ra, dễ đẩy ra ngoài hơn. Hãy bổ sung ít nhất 2 lít nước để cơ thể hấp thụ đủ nước.
Bạn thân mến hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có được câu trả lời triệu chứng đau bụng táo bón có phải viêm đại tràng không? Chúc bạn mạnh khỏe.
Tham khảo thêm:
Phân biệt viêm đại tràng thể nhiệt và thể hàn: https://suckhoedoisong.vn/phan-biet-viem-dai-trang-the-han-va-the-nhiet–n160911.html