Sự khác nhau giữa rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng

Rất nhiều người nhầm lẫn rối loạn tiêu hoá và viêm đại tràng, khiến việc điều trị sai lệch, bệnh lâu khỏi thậm chí nặng hơn. Vậy viêm đại tràng và rối loạn tiêu hóa khác nhau như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt 2 chứng bệnh này.

Sự khác nhau giữa rối loạn tiêu hoá và viêm đại tràng

Sở dĩ rất nhiều người nhầm lẫn giữa triệu chứng rối loạn tiêu hoá với viêm đại tràng, bởi 2 thể bệnh này có triệu chứng gần giống nhau như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, hoặc lúc lỏng lúc táo, buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa chúng lại có những điểm khác biệt hoàn toàn.

Viêm đại tràng 

Viêm đại tràng có thể gây các vết loét trong đại tràng
Viêm đại tràng có thể gây các vết loét trong đại tràng

– Nguyên nhân: Viêm niêm mạc đại tràng bị tổn thương do nhiễm khuẩn, virus nấm, ký sinh trùng….

– Triệu chứng: 

  • Đau bụng có thể âm ỉ hoặc quặn thắt dữ dội ở vùng bụng dưới rốn. Cơn đau có thể lan dọc khung đại tràng, thường gặp ở vùng bụng trái.
  • Khu vực đại tràng bị viêm có hiện tượng co thắt cơ năng khiến bụng căng chướng. Khi trung tiện và đại tiện cảm giác dễ chịu hơn. Dùng tay sờ vào bụng có thể thấy từng đoạn đại tràng nổi lên thành cục. 
  • Người bệnh có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy, nhưng số lượng phân không nhiều. Phân có thể kèm máu, chất nhầy. Người bệnh thường xuyên có cảm giác mót rặn, đau rát ở vùng hậu môn.
  • Ngoài ra người bệnh có thể kèm triệu chứng sốt, mệt mỏi, gầy, sút cân nhanh.
  • Các biểu hiện viêm đại tràng kéo dài âm ỉ, hoặc dữ dội. Ảnh hưởng lớn đến công việc và chất lượng cuộc sống. Thậm chí biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu để lâu như thủng đại tràng, ung thư đại tràng. 

Rối loạn tiêu hoá

Nguyên nhân: Do nhiễm khuẩn, virus, nấm, thực phẩm ôi thiu, thực phẩm sống, không đảm bảo an toàn vệ sinh. Ngoài ra còn do các yếu tố như môi trường sống, bệnh đường tiêu hóa, do dùng nhiều kháng sinh,…

Sự khác nhau giữa rối loạn tiêu hóa và viêm đại tràng
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng phổ biến

Triệu chứng:

  • Đau bụng dữ dội ở bất cứ vị trí nào trên ổ bụng. Cơn đau xuất hiện ngay khi người bệnh ăn đồ lạ, thực phẩm tái sống, đồ tanh hoặc uống rượu bia.
  • Chướng bụng đầy hơi, bụng căng cứng, khó chịu, ăn không tiêu.
  • Người bệnh rối loạn tiêu hoá bị rối loạn đại tiện có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Phân lỏng hoặc toàn nước có thể lẫn bọt, kèm nhầy hoặc máu. Trường hợp nặng có thể đi ngoài 6-7 lần trong ngày. Khiến bệnh nhân mệt mỏi do mất nước và chất điện giải.
  • Buồn nôn, thậm chí là nôn.  Người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon, sụt cân.

Điều trị rối loạn tiêu hoá và viêm đại tràng như thế nào?

Rối loạn tiêu hoá nếu để kéo dài có thể chuyển sang viêm đại tràng cấp tính. Do đó, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sử dụng thực phẩm đảm bảo vệ sinh, không ăn đồ tanh, tái sống. Không dùng rượu bia. Ăn uống đúng bữa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Trong trường hợp bị viêm đại tràng, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám kịp thời. Tuỳ thuộc tình trạng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ điều trị phù hợp.

Thuốc tây y

Phương pháp Tây y thường dùng để giảm triệu chứng bệnh. Tuy nhiên việc uống thuốc gì, liều lượng ra sao cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cần tuyệt đối không nên tự chẩn đoán và mua thuốc dùng. Bởi nếu dùng thuốc không đúng có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc hoặc  khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Với những trường hợp viêm đại tràng cấp bị tiêu chảy kéo dài, mất nước nặng thì người bệnh cần bù nước và chất điện giải. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng khuẩn, cầm tiêu chảy, nhuận tràng, chống co thắt…

Trường hợp khi đại tràng bị tổn thương nghiêm trọng, cách khắc phục có thể là cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng.

Chế độ sinh hoạt khoa học

– Về chế độ ăn uống

  • Tăng cường bổ sung nhiều rau củ quả giàu chất xơ, trái cây tươi  để hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.
  • Không nên ăn đồ khó tiêu như thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chua cay, đồ sống….khiến bệnh nặng hơn.
  • Hạn chế dùng chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống có ga.
  • Nhai kỹ, ăn đúng giờ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói.

– Về chế độ sinh hoạt

  • Nghỉ ngơi, làm việc khoa học, hạn chế thức khuya, căng thẳng. Ngủ đủ giấc để hệ tiêu hoá có thời gian điều chỉnh hoạt động, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
  •  Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Tập thể dục mỗi ngày giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, hoạt động trơn tru hơn. Giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.

Trên đây là những thông tin về sự khác biệt giữa rối loạn tiêu hoá và viêm đại tràng. Hy vọng cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết và hữu ích. 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *