Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng khác nhau thế nào?

Hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng là hai căn bệnh dễ gây nhầm lẫn với nhau. Do hai triệu chứng của căn bệnh này có sự tương đồng. Dưới đây là cách phân biệt đơn giản, người bệnh có thể tự phân tích qua triệu chứng điển hình.

Tìm hiểu về bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương do vi khuẩn và ký sinh trùng tấn công qua đường ăn uống. Cũng có thể bệnh khởi phát do viêm đường tiêu hóa cấp tính gây nên. Khi nội soi, viêm đại tràng có các ổ viêm loét nhìn thấy được khi siêu âm hoặc nội soi đại tràng. 

Còn với hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt). Đây là một triệu chứng rối loạn cơ năng của đại tràng. Khi nội soi đại tràng, người bệnh không có biểu hiện bất thường nào ở đại tràng, không có viêm loét. Tuy nhiên triệu chứng bệnh lại có biểu hiện tương tự viêm đại tràng.

Hai bệnh trên đều có triệu chứng nổi bật là đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu.

Về mức độ phổ biến ở hai bệnh thì viêm đại tràng được nhiều người biết đến hơn. Đa phần khi bị đau bụng, tiêu chảy, người bệnh chủ yếu ra hiệu thuốc mua thuốc tự điều trị. Nhưng sau đó bệnh tái phát lại nhiều lần, ngày càng nặng hơn. Khi phát hiện ra bệnh thường ở giai đoạn muộn, bệnh nhân buộc phải sống chung với bệnh. Gây ra những lo âu ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.

Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng

Phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng không khó nếu bệnh nhân hiểu về kiến thức bệnh học. Thông thường, để phân biệt hai dạng bệnh này, bệnh nhân cần để ý tới 4 triệu chứng chính của bệnh gồm: triệu chứng đau bụng, tính chất phân khi đi ngoài, ảnh hưởng từ tâm lý và các yếu tố khác.

Với bệnh viêm đại tràng

  • Đau bụng: Thường đau âm ỉ, đau cố định một chỗ, ở hố chậu phải hoặc trái
  • Đi ngoài: Đi ngoài phân táo hoặc lỏng, đi xong cảm thấy dễ chịu, có thể kèm máu trong phân.
  • Yếu tố thần kinh: Người bị viêm đại tràng ít bị tác động bởi yếu tố thần kinh.
  • Triệu chứng khác: Không có triệu chứng khác bên ngoài, chỉ có triệu chứng trong hệ tiêu hóa.

Với bệnh hội chứng ruột kích thích (viêm đại tràng co thắt)

  • Đau bụng: Cảm giác đau bụng dữ dội, có thể đau âm ỉ nhưng không nhiều, thỉnh thoảng có thể sờ thấy cục rắn nổi lên dọc theo khung đại tràng.
  • Đi ngoài: Đi ngoài thể táo hoặc lỏng, còn có thể đi phân kiểu hỗn hợp đầu rắn đuôi nát, đi ngoài phân nhỏ dẹt như phân mèo. Đi ngoài xong lại muốn đi tiếp, ăn xong có cảm giác muốn đi ngoài ngay, nhưng phân không bao giờ lẫn máu.
  • Yếu tố thần kinh: Người bị đại tràng co thắt bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thần kinh như lo lắng, căng thẳng, tâm lý stress khiến các triệu chứng tăng mạnh.
  • Triệu chứng khác: Ngoài các triệu chứng đau bụng tiêu chảy, người bệnh còn có một số triệu chứng ngoài tiêu hóa như đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tim đập nhanh, hồi hộp,…

Cách cải thiện bệnh viêm đại tràng và hội chứng ruột kích thích

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh viêm đại tràng bà hội chứng ruột kích thích. Nên phương pháp điều trị chủ yếu là giải quyết triệu chứng. Tùy theo từng trường hợp với triệu chứng nổi bật như táo bón, tiêu chảy mà bệnh nhân được kê các loại thuốc sao cho các dấu hiệu đó thuyên giảm và dần mất đi. Ngoài thuốc điều trị, chế độ sinh hoạt đóng vai trò quan trọng trong quá trình chữa bệnh và ngăn ngừa tái phát.

  • Giữ tâm lý thoải mái, giải tỏa căng thẳng kết hợp với chế độ sinh hoạt và lối sống lành mạnh.
  • Ăn bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày: Giúp làm giảm triệu chứng táo bón và hỗ trợ cải thiện quá trình hoạt động trong chức năng đại tràng. Các loại thực phẩm có chứa chất xơ gồm ngũ cốc, trái cây, rau đậu,…
  • Tránh sử dụng chất kích thích như rượu bia, socola, đồ uống chứa cafein,… vì có thể làm cho triệu chứng trở nên nặng hơn.
  • Ăn uống đúng giờ, chia ăn bữa nhỏ trong ngày và uống nhiều nước.
  • Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn với những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, tập hít thở,…
  • Thực hiện các biện pháp tâm lý như massage, bấm huyệt,…

Trên đây là một số những dấu hiệu phân biệt hội chứng ruột kích thích và viêm đại tràng. Mong rằng những thông tin này đã giải đáp được thắc mắc của độc giả. Từ đó có hướng điều trị kịp thời và sớm thoát bệnh.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *