Bệnh viêm loét đại tràng càng để lâu càng gây ảnh hưởng tới sức khỏe và rất khó để điều trị dứt điểm. Các phương pháp chữa bệnh chủ yếu làm giảm viêm và đẩy lùi bệnh biến chứng nguy hiểm, chứ không có khả năng loại bỏ bệnh hoàn toàn. Dưới đây là phác đồ điều trị viêm loét đại tràng được áp dụng thực tế.
Ruột bị viêm loét đại tràng
TÓM TẮT
3 Phác đồ chính trong điều trị viêm loét đại tràng
1.Dùng thuốc Tây Y
Sau khi bác sĩ thăm khám, nội soi, xét nghiệm tổng thể cho bệnh nhân và có chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh viêm loét đại tràng. Khi đó việc kê đơn thuốc điều trị cũng hiệu quả hơn. Một vài nhóm thuốc sử dụng trong điều trị bệnh gồm:
- Thuốc chống ký sinh trùng: Metronidazol, Mebendazol, Albendazole, Tinidazole Secnidazole.
- Thuốc chống táo bón: Macrogol, Lactulose, Bisacodyl…
- Thuốc chống co thắt đại tràng: Hyoscine-N-butylbromide 10mg, Alverine citrate 60 mg hoặc 40g
- Thuốc kháng sinh chống viêm: Sulfasalazine, olsalazine, corticosteroid…
Phân biệt viêm đại tràng và viêm loét đại tràng
Tuy nhiên trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần áp dụng đúng theo hướng dẫn chỉ định của bác sĩ. Không lạm dụng thuốc uống dài ngày hoặc tự ý mua thuốc uống. Bởi các loại thuốc Tây y có thể gây ra tác dụng phụ nếu dùng không đúng cách.
2.Phẫu thuật
Với bệnh nhân bị viêm loét quá nặng, các bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân áp dụng phác đồ điều trị viêm loét đại tràng bằng cách phẫu thuật cắt bỏ phần đại tràng hoặc trực tràng bị viêm loét. Sau đó tạo túi hậu môn nhân tạo ở xương chậu.
Xem thêm
Viêm loét đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Thực phẩm người viêm loét đại tràng nên ăn
- Tăng cường ăn các loại rau củ quả có chứa nhiều vitamin và chất xơ như: rau muống, rau ngót, rau cải, rau dền và các loại quả như chuối, táo, dứa,… Giúp nhuận tràng và hạn chế táo bón.
- Các loại quả thuộc họ bí như: bí ngô, bí xanh, bí đao, bí đỏ,… Có chứa lượng chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, làm lành các tổn thương do viêm gây ra.
- Ăn nhiều sữa chua,… để giúp tăng cường lợi khuẩn, bảo vệ niêm mạc đại tràng.
- Bổ sung thức ăn giàu đạm như: thịt nạc, cá, trứng… Để bổ sung dưỡng chất cho cơ thể.
Lưu ý, người bệnh bị viêm loét đại trực tràng không nên ăn quá no, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Người bị viêm loét đại tràng kiêng ăn gì?
Ngoài các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, người bệnh bị viêm loét đại tràng nên kiêng ăn các nhóm thức ăn dưới đây để tránh tái phát triệu chứng bệnh.
- Tránh dùng đồ uống chứa chất kích thích: Rượu, cà phê, thuốc lá, đồ uống có ga,… Do các chất này có tác động mạnh vào đường ruột, kích thích vết loét đại tràng khó lành và dễ lan rộng hơn.
- Thực phẩm chứa chất phụ gia: Các loại đồ ăn như hành muối, cà muối, thịt chua, chanh chua, giấm, gia vị cay nóng như tỏi, tiêu, gừng,… Không nên ăn nhiều vì chúng làm kích thích niêm mạc đại tràng và làm các vết loét dễ tổn thương.
- Thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu như: Thịt nguội, pate, xúc xích, lạp xưởng, bánh kẹo ngọt,… là các loại đồ ăn khó tiêu nên hạn chế.
- Đồ ăn cứng, dai, gây cọ xát niêm mạc đại tràng như thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống,… Người bị viêm loét đại tràng cũng không nên ăn.
Ngoài ra, để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt, người bệnh nên có chế độ rèn luyện sức khỏe thường xuyên, giữ tâm lý luôn thoải mái. Tránh áp lực công việc, căng thẳng stress kéo dài hoặc thức quá khuya.
Để hiểu hơn về bệnh viêm loét đại tràng, bạn có thể gọi điện về tổng đài tư vấn sức khỏe trực tuyến 0392704940 (miễn phí cước) để được hỗ trợ cụ thể hơn về tình trạng bệnh bạn đang mắc phải.
Tìm hiểu giá sản phẩm