Nóng sốt kèm tiêu chảy ở người lớn – Triệu chứng không nên chủ quan

Hiện tượng nóng sốt kèm tiêu chảy ở người lớn cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề này, tham khảo bài viết dưới đây để có phương pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Nóng, sốt kèm tiêu chảy ở người lớn là bệnh gì

Người bệnh đi ngoài phân lỏng ba lần hoặc nhiều hơn 3 lần 1 ngày được chia làm hai dạng tiêu chảy cấp và tiêu chảy mãn tính.

Tình trạng tiêu chảy kèm theo biểu hiện sốt ở người lớn là dấu hiệu của tiêu chảy cấp tính. Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, số lượng phân nhiều và lỏng hơn.

Sốt kèm tiêu chảy ở người lớn thường do nhiều nguyên nhân như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các nhóm nguyên nhân không do nhiễm khuẩn.

Nóng sốt kèm tiêu chảy ở người lớn - Triệu chứng không nên chủ quan

Tiêu chảy kèm sốt ở người lớn có nguy hiểm không?

Tình trạng tiêu chảy cấp được biểu hiện bằng đi  ngoài phân lỏng kèm sốt ở người lớn, thậm chí có thể đi ngoài có phân nhầy và máu. Nguyên nhân do viêm ruột xuất tiết, do ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây ra.

Tình trạng tiêu chảy kéo dài liên tục có thể gây mất nước và chất điện giải. Khi lượng nước không được bổ sung kịp thời do sự chủ quan và thiếu hiểu biết khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Mất nước nhẹ thì gây triệu chứng khát và khô miệng. Nặng có thể gây ra hiện tượng hạ huyết áp, thậm chí ngất xỉu. Nghiêm trọng hơn gây sốc, suy thận, lú lẫn và hôn mê…

Điều trị sốt kèm tiêu chảy như thế nào

Để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của hiện tượng sốt kèm tiêu chảy ở người lớn, người bệnh cần điều trị càng sớm càng tốt. Do đó, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây:

– Uống Oresol

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường bị mất nước và rối loạn điện giải. Vì vậy, việc đầu tiên cần thực hiện là bù nước cũng như chất điện giải nhanh chóng.

– Truyền dịch

Trong trường hợp bị tiêu chảy nặng, việc bù nước bằng đường uống không đáp ứng đủ  lượng nước đã mất, cần phải truyền tĩnh mạch. Nhưng, người bệnh cần chú ý không được tự ý truyền nước mà cần đến cơ sở y tế để được điều trị đúng cách.

– Uống thuốc tây

Khi bị tiêu chảy, căn cứ vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

  • Nếu nhiễm lỵ trực khuẩn, E.Coli dùng Ciprofloxacin, Pefloxacin…
  • Nhiễm khuẩn tả có thể sử dụng Cloramphenicol, Biseptol,…

Hướng dẫn phòng tránh sốt kèm tiêu chảy

Để phòng tránh sốt và tiêu chảy, người bệnh cần chú ý:

– Tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường sống

  • Rửa tay bằng xà phòng, nước sạch thường xuyên. Đặc biệt là rửa tay sau khi đi vệ sinh.
  • Không đi tiêu bừa bãi, không đổ rác xuống ao, hồ
  • Bảo đảm vệ sinh nhà cửa và môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ.

– Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Tuân thủ nguyên tắc ăn chín, uống sôi
  • Không ăn thức ăn đã bị nhiễm khuẩn, chưa được chế biến. Hoặc những thức ăn sống như nem chua, gỏi cá.
  • Thức ăn đã được nấu chín hoặc thức ăn còn dư để tồn từ bữa này sang bữa khác cần phải được bảo quản cẩn thận. 
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn nhằm đảm bảo không lây nhiễm mầm bệnh cho thức ăn.
  • Chú ý nguồn nước ăn, sinh hoạt cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, không dùng nguồn nước từ ao, hồ, sông suối…

Nóng, nóng sốt kèm tiêu chảy ở người lớn là hiện tượng nguy hiểm. Vì vậy, không được chủ quan, bởi nếu không được xử lý đúng kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Do đó, nếu thấy có biểu hiện bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám  và có hướng điều trị kịp thời.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *