Giải đáp thắc mắc cắt polyp đại tràng có mọc lại không?

Cắt polyp đại tràng có mọc lại không là câu hỏi của rất nhiều người sau khi điều trị cắt polyp để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Cùng theo dõi thông tin dưới đây để có câu trả lời chính xác.

Polyp đại tràng (polyp đại trực tràng) là sự tăng trưởng trên niêm mạc đại tràng hoặc ruột già, một phần của đường tiêu hoá. Hầu hết các polyp đều vô hại nhưng một số chúng lại có thể biến chứng nguy hiểm hoặc tiến triển thành ung thư hoá. Polyp đại tràng thường được phát hiện trong khi nội soi đại tràng

Cắt bỏ polyp trong quá trình nội soi đại tràng là phương pháp phổ biến, an toàn và ít xâm lấn. Người bệnh có thể xuất viện luôn trong ngày và việc chăm sóc sau cắt cũng đơn giản hơn.

Vậy đã cắt polyp đại tràng có mọc lại không?

Theo chuyên gia Polyp đại tràng sau cắt có khả năng mọc lại tại vị trí đã cắt rất thấp. Nhưng vẫn có khoảng 30% trường hợp có polyp tái phát trở lại. Bởi vậy bệnh nhân sau cắt cần tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Tùy thuộc tình trạng của mỗi người mà bác sĩ đưa ra những chỉ định khác nhau. Thông thường là những trường hợp dưới đây:

  • Đối tượng là người trên 50 tuổi
  • Người không có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
  • Người có tiền sử gia đình có người mắc polyp 

Những nhóm đối tượng ở trên thường nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mọc lại polyp đại tràng sau cắt. Do đó, người bệnh cần chú ý đến thời gian tái khám sau khi cắt polyp đại tràng, để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Có khoảng 30% trường hợp có polyp tái phát trở lại

Phòng ngừa polyp đại tràng mọc lại sau cắt

Theo BS. Nguyễn Văn Trọng vì bệnh lý viêm đại tràng nói chung và polyp trực tràng nên đại tràng rất dễ nhạy cảm và bị kích thích với các loại thức ăn. Do đó, mỗi người bệnh cần lưu ý

Để phòng ngừa nguy cơ polyp đại tràng mọc lại hoặc chuyển sang ác tính, người bệnh cần chú ý theo dõi đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, thay đổi lối sống và có chế độ ăn phù hợp.

 Trước tiên người bệnh nên bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, cà phê, thuốc lá. 

Người bệnh cần tăng cường bổ sung rau xanh, củ quả có nhiều chất xơ. Các nghiên cứu theo dõi bệnh nhân mắc polyp đại tràng trong 26 năm cho thấy nhóm thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giảm nguy cơ phát triển thêm polyp và phát triển thành ung thư gồm rau xanh nấu chín, trái cây khô, các loại đậu hạt và gạo lứt.

Nghiên cứu cho thấy nhóm người tiêu thụ rau xanh nấu chín ít nhất 1 lần/ngày có khả năng giảm 24% nguy cơ phát triển thêm polyp so với nhóm người tiêu thụ rau xanh nấu chín dưới 5 lần/tuần. 

Nguy cơ phát triển thêm polyp giảm 26% ở nhóm người có mức tiêu thụ trái cây khô ít nhất 3 lần/tuần so với nhóm người tiêu thụ trái cây khô dưới 1 lần/tuần. Nguy cơ phát triển thêm polyp giảm 40% với người tiêu thụ gạo lứt (gạo nâu, gạo xay xát còn giữ lại lớp cám) ít nhất 1 lần/tuần đối với người không bao giờ ăn.

– Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý thể dục thể thao hoặc chạy bộ hàng ngày để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh. 

– Tránh căng thẳng và thức khuya. Bổ sung đầy đủ vitamin D (uống thuốc hoặc phơi nắng vào buổi sáng khoảng 10-15 phút mỗi ngày).

Lưu ý dấu hiệu bất thường sau khi cắt polyp đại tràng

Khi có các biểu hiện bất thường như: máu trong phân, thay đổi thói quen đi đại tiện kéo dài trên 1 tuần. Hoặc đau bụng thì cần thiết đi nội soi bởi có thể polyp đã mọc lại. Trung bình sau khi cắt polyp khoảng 3 – 5 năm người bệnh cần thiết phải nội soi kiểm tra lại, nếu thấy tái phát cần thiết phải cắt bỏ ngay.

Người bệnh cũng nên tầm soát polyp và ung thư đại tràng được thực hiện bắt đầu từ tuổi 50. Còn với những người trong nhóm nguy cơ cao, việc tầm soát cần phải tiến hành sớm hơn (ở tuổi 40).

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *