Chọn lựa món ăn “chuẩn” dễ tiêu hóa đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh đại tràng

Bên cạnh lựa chọn thực phẩm phù hợp thì những món ăn dễ tiêu hoá đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cũng được nhiều người quan tâm. Có thể nói đây là biện pháp hiệu quả trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường tiêu hoá như bệnh đau dạ dày, viêm đại tràng.

Nguyên tắc trong ăn uống cho người bệnh rối loạn tiêu hoá

Khi bị rối loạn tiêu hoá cần thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, thức ăn cần được nấu chín, ninh nhừ, nên chế biến thức ăn dạng luộc, hấp, tránh ăn nhiều thực phẩm chiên, rán hay xào. Bởi dầu mỡ gây khó tiêu hóa hơn. Không nên ăn đồ tái sống chưa được nấu chín kỹ, đồ lạnh và các chất kích thích như rượu bia cà phê để tránh gây nguy hại đến niêm mạc dạ dày.

Gợi ý món ăn dễ tiêu hoá đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

– Cháo, súp

Đây là món ăn cực kỳ dễ tiêu hóa, dạ dày không cần phải co bóp nhiều, từ đó hạn chế được những cơn đau. Những món cháo, súp thơm ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa đảm bảo cơ thể dễ dàng hấp thu các chất. Dưới đây là những món ăn dễ tiêu hoá là lựa chọn tuyệt vời cho những người bệnh dạ dày.

Các món cháo, súp như:  Cháo thịt gà, cháo thịt lợn; cháo cá, cháo tôm hoặc các loại cháo hải sản giàu kẽm có công dụng nhanh lành vết loét; súp thịt bò cà rốt và khoai tây ăn cùng bánh mỳ; súp đậu xanh bí đỏ và súp bắp cải thịt gà.

– Bánh mỳ và trứng

Một lựa chọn khác cho người không thích đồ ăn lỏng, đó là bánh mỳ. Với thành phần tinh bột, bánh mỳ sẽ giúp “thấm sạch” lượng acid dịch vị dư thừa trong dạ dày. Bạn có thể lựa chọn ăn kèm với món trứng giàu protein có khả làm trung hòa acid, và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

– Sữa

Sữa tươi chứa nhiều chất dinh dưỡng, dồi dào vitamin, protein, đặc biệt là acid lactic mang lại hệ vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Nhưng cần lưu ý nên uống sữa sau khi đã ăn những loại thực phẩm trên. Tuyệt đối không dùng sữa tươi khi đói bởi nó khiến dạ dày co bóp nhiều dẫn đến đau thắt vùng thượng vị. Một cốc sữa tươi sau bữa ăn sáng khoảng 1h giúp bồi bổ cơ thể là vô cùng hợp lý.

– Nước ép rau củ quả và trái cây tươi

Rau quả và trái cây tươi có tác dụng cung cấp lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp nhanh lành vết loét. Nước ép bắp cải, giá đỗ, cà rốt; hay các loại sinh tố từ trái cây tươi như sinh tố đu đủ, xoài, dưa hấu, sinh tố bơ và sữa.

Lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho người bệnh đại tràng

Để hạn chế và khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng gây ra. Khi chuẩn bị bữa ăn hàng ngày, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên hạn chế món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc món ăn chứa nhiều gia vị, đồ ngọt, thức uống có ga có cồn, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn khô cứng, …
  • Đối với người đang bị táo bón do rối loạn tiêu hóa cần tránh thức ăn chứa nhiều tinh bột (bắp, các loại đậu..) và các loại thực phẩm giàu chất béo. Vì có thể khiến phân khô cứng khiến việc đại tiện nặng nề hơn.
  • Món ăn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất không nên dùng những món tươi sống trong giai đoạn này.
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm đã bị ôi thiu hay thức ăn để qua đêm không được bảo quản kỹ.
  • Chuẩn bị thức ăn và ăn uống đúng giờ. Tránh tình trạng cơ thể quá đói hoặc ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc.
  • Trong quá trình ăn uống, nên hạn chế trò chuyện. Bởi trò chuyện nhiều trong khi ăn có thể khiến cơ thể nuốt vào một lượng lớn không khí dễ hình thành các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… 

Ngoài ra, để sớm khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hoá, ngoài việc lưu ý về chế độ ăn uống hàng ngày. Người bệnh lưu ý tìm phương pháp khắc phục kịp thời do đó nếu rối loạn tiêu hoá kéo dài do bệnh lý cần tìm bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn khắc phục.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *