Các triệu chứng viêm loét đại tràng là gì và cách chữa

Viêm loét đại tràng khiến người bệnh phải chịu nhiều triệu chứng dai dẳng khó chịu khiến cơ thể mệt mỏi. Nhận biết rõ triệu chứng để có cách điều trị bệnh viêm loét đại tràng hiệu quả.

Triệu chứng của bệnh viêm loét đại tràng

Theo bác sĩ chuyên khoa, bản chất của viêm loét đại tràng là sự tổn thương tại niêm mạc đại tràng. Gây ra các rối loạn chức năng hệ thống đại tràng. Có 2 nhóm triệu chứng quan trọng của bệnh này là triệu chứng đau và rối loạn tiêu hoá kéo dài:

– Triệu chứng đau:

  • Thông thường vị trí đau kéo dọc theo khung đại tràng, cơn đau có thể xuất hiện ở vùng hố chậu trái, hỗ chậu phải, dưới rốn, hạ sườn trái, hạ sườn phải.
  • Tính chất cơn đau có thể đau âm ỉ hoặc kéo dài theo từng cơn.
  • Cơn đau thường bùng phát sau khi ăn uống, đặc biệt khi ăn thức lạ hoặc uống rượu bia.
  • Khi trung tiện và đại tiện thì cảm giác đau bụng sẽ được giảm.

Triệu chứng rối loạn tiêu hoá

  • Chướng bụng, đầy hơi, trung tiện nhiều.
  • Người bệnh có cảm giác mót rặn, đại tiện nhiều lần trong ngày có thể từ 2 – 6  lần.
  • Đi đại tiện ra phân lỏng hoặc nát, trong giai đoạn cấp tính, người bệnh có thể đi đại tiện kèm theo máu trong phân.
  • Viêm loét đại tràng kéo dài có thể khiến người bệnh mệt mỏi, lên cơn sốt, cơ thể mất nước, chán ăn, sụt cân.

>> Những người bệnh viêm loét đại tràng một phần sau đó có thể phát triển thành viêm đại tràng, lan rộng hơn, với các triệu chứng tăng dần. Mặc dù viêm loét đại tràng thường không gây tử vong, nhưng đây là bệnh lý nghiêm trọng, một số trường hợp có thể gây ra những biến chứng đe doạ đến tính mạng. 

Biến chứng của viêm loét đại tràng 

Viêm loét đại tràng là bệnh khá phổ biến, nhiều người mắc phải. Nhưng nếu không biết sớm và xử lý hiệu quả, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Ở những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng lan rộng có thể dẫn đến xuất huyết nặng. Tình trạng xuất huyết nhiều có thể dẫn đến thiếu máu, bệnh nhân cần phải được truyền máu gấp.

– Những trường hợp viêm loét nặng có thể dẫn đến phình đại tràng nhiễm độc với các triệu chứng sốt cao, đau bụng, đầy bụng, chướng hơi, mất nước, suy nhược cơ thể. Trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời, tránh nguy cơ vỡ đại tràng nguy hiểm. 

– Đặc biệt viêm loét đại tràng là bệnh lý có khả năng tiến triển ung thư đại tràng rất cao, nếu bị viêm loét từ 8-10 năm.

Do đó ngay khi có biểu hiện đau bụng, rối loạn đại tiện, rối loạn tiêu hoá cần được thăm khám sớm, chẩn đoán kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm và chẩn đoán viêm loét đại tràng

Để chẩn đoán và xác định viêm loét đại tràng, bạn cần phải làm một trong những xét nghiệm và thủ thuật sau đây:

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để chẩn đoán xem có bị thiếu máu hay có dấu hiệu nhiễm trùng hay không?
  • Xét nghiệm phân: Nếu có máu trong phân là một “chỉ điểm” của bệnh viêm loét đại tràng. Xét nghiệm phân còn giúp loại trừ các bệnh lý khác như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng.
  • Chụp cắt lớp: Chụp cắt lớp ở vùng bụng hay khung chậu nếu nghi ngờ có biến chứng hay viêm ruột non. Chụp cắt lớp cũng đánh giá được mức độ viêm loét.
  • Nội soi đại tràng: Để chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ vị trí viêm loét thì nội soi đại tràng là việc cần thiết.
  • Sinh thiết: Thông qua nội soi, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ ở thành đại tràng để đem đi sinh thiết, giúp xác định mức độ của tổn thương và tầm soát ung thư. Những bệnh nhân bị viêm loét đại tràng từ 8 năm trở lên, cần sinh thiết định kỳ từ 1-2 năm/lần để đánh giá tiên lượng sớm nguy cơ ung thư.

Cách chữa viêm loét đại tràng như thế nào?

Viêm loét đại tràng có thể được điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật sau khi được chẩn đoán bệnh bởi bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị nội khoa

Dựa trên mức độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như thuốc kháng viêm, thuốc ức chế miễn dịch, thuốc cầm tiêu chảy, thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc bổ sung sắt và vitamin B12….

Tuy nhiên, thuốc tây y có thể gây ra những tác dụng phụ như mẩn ngứa nổi mề đay, táo bón, buồn nôn…Nên người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng, tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

– Điều trị bằng phẫu thuật

Có khoảng 25-40% trường hợp bệnh nhân bị viêm loét đại tràng cần phải phẫu thuật. 

Phẫu thuật thường dành cho bệnh nhân bị viêm loét nặng sau khi điều trị bằng thuốc không thành công. Và xuất hiện các biến chứng như xuất huyết ồ ạt, thủng đại tràng, phình đại tràng nhiễm độc, ung thư đại tràng.

Người bệnh sẽ được làm phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ đại tràng. Đối với những bệnh nhân bị biến chứng không phải ung thư, sau phẫu thuật cần nội soi hậu môn – trực tràng định kỳ để phát hiện dấu hiệu bất thường. 

Cách chữa bằng y học cổ truyền

Trong những năm gần đây số lượng bệnh nhân lựa chọn y học cổ truyền trong điều trị viêm đại tràng tăng cao. Ưu điểm của phương pháp này là có thể sử dụng lâu dài, không gây ra nhiều tác dụng phụ, không diệt lợi khuẩn đường ruột như một số loại thuốc tây y.

Trong y học cổ truyền, viêm đại tràng được điều trị theo căn nguyên gây bệnh như đại tràng thể hàn và đại tràng thể nhiệt. 

Mục đích điều trị viêm loét đại tràng theo tây y là tăng kiện tỳ vị, điều hoà can tị, thanh nhiệt thấp, tiêu độc, kiêm ôn tỳ vị, bình can lý khí, kiện tỳ tiêu thực, giúp hành khí hoá ứ, ôn thận chỉ tả.

Một số bài thuốc đông y nổi tiếng dùng trong điều trị viêm loét đại tràng phải kể đến như Tiêu Thừa Khí Thang và Tứ Quân Tử Thang. Với các vị thuốc chính yếu trong y học cổ truyền thường hay nhắc đến khi điều tri viêm loét đại tràng là Khổ sâm. Ngoài ra, cần phối hợp cuàng các vị thuốc khác như Hoài Sơn, Quyết minh tử, Sinh địa, Xuyên Khung, Chỉ thực….để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm loét đại tràng.

Người bệnh có thể tham khảo thêm sản phẩm Đại Tràng Ông Lạc – sản phẩm giúp hỗ trợ liện tỳ vị, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng gây ra.

Tham khảo thêm sản phẩm: Đại Tràng Ông Lạc

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *