Hậu quả của tiêu chảy là mất nước và điện giải có thể gây mất nước thậm chí tử vong cho người bệnh. Do đó, ăn cháo trong thời gian bị tiêu chảy là giải pháp hữu hiệu, giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá. Vậy bị tiêu chảy nên ăn cháo gì để người bệnh mau khoẻ?
TÓM TẮT
Bị tiêu chảy nên ăn cháo gì?
Khi bị tiêu chảy, đường ruột bị tổn thương nên tiêu hoá kém. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục duy trì thói quen ăn uống bình thường, ăn đồ khô cứng sẽ khiến niêm mạc ruột bị tổn thương nhiều hơn. Qua đó dẫn đến đau bụng, đầy bụng và khiến tình trạng tiêu chảy trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy, người bị tiêu chảy thường được khuyến khích nên ăn cháo trong thời gian bị bệnh. Bên cạnh việc giảm gánh nặng cho đường tiêu hoá, các món cháo còn giúp bổ sung chất lỏng, ngăn ngừa mất nước, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh. Dưới đây là những món cháo người bệnh có thể tham khảo:
– Cháo hoa
Hay còn gọi là cháo trắng dễ làm, tốt cho hệ tiêu hoá. Món cháo này thường được dùng cho người bệnh, người mới ốm dậy hay những đối tượng gặp trục trặc ở đường ruột như tiêu chảy, táo bón, ăn không tiêu.
- Cách chế biến: Gạo tẻ cho vào chảo rang lửa nhỏ khi gạo hơi trong là được. Sau khi rang xong đem nấu khoảng 30 phút. Khi cháo chín, thêm một ít muối ăn và hành lá vào. Chia ngày ăn 2-3 lần giúp giảm nặng bụng, bù đắp lượng nước và chất điện giải đã mất.
– Cháo gà nấu nấm hương và hoàng kỳ
Hoàng kỳ có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, bổ khí huyết, tỳ vị, nhanh lành tổn thương, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Dược liệu này được Đông y dùng trong các bài thuốc trị tiêu chảy, đau bụng, kiết lỵ.
Kết hợp hoàng kỳ với nấm hương, gạo và gà tạo ra món cháo dinh dưỡng vừa hỗ trợ điều trị tiêu chảy vừa bổ sung protein và dưỡng chất giúp người bị tiêu chảy nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
- Cách chế biến: Nấm hương ngâm cho mềm, rửa sạch và cắt sợi. Thịt gà ướp một chút hạt nêm, sau đó cho thịt và nấm vào xào chín. Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu cùng thịt gà, nấm và hoàng kỳ. Khi cháo nhừ, vớt hoàng kỳ ra, nêm nếm gia vị vừa ăn. Chia cháo ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần ăn 1 chén.
– Cháo cà rốt, khoai tây cho người bệnh tiêu chảy
Cà rốt, khoai tây có khả năng cung cấp nhiều vitamin và muối khoáng giúp bù lại lượng điện giải đã mất. Ngoài ra còn làm dịu các cơ co bóp, giúp làm phục hồi tổn thương trong đường ruột.
- Cách chế biến: Khoai tây, cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ. Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với nước theo tỷ lệ 1 phần gạo, 10 phần nước. Hầm cháo được khoảng 20 phút thì tiếp tục cho khoai tây và cà rốt vào. Nấu chín cháo rồi thêm một ít muối vào, đảo đều để muối tan hết. Ăn khi cháo còn nóng.
– Cháo bí đỏ thịt heo
Cháo bí đỏ thịt heo bổ sung đầy đủ tinh bột, đường, chất xơ, hoà tan từ gạo, bí đỏ và protein từ thịt heo.
- Cách chế biến: Bí đỏ cắt nhỏ, hấp chín dùng thìa tán nhuyễn. Thịt heo ướp hạt nêm, nước mắm, hành băm nhỏ. Để 15 phút rồi đem xào chín. Khi thịt chín thêm lượng nước vừa đủ, cho gạo đã vo vào hầm nhừ. Cuối cùng cho bí đỏ vào trộn đều lên. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng và ăn.
Lưu ý khi nấu cháo cho người bệnh tiêu chảy
– Cháo cho người bệnh tiêu chảy nên nấu nhạt hơn so với bình thường. Không được thêm quá nhiều gia vị vào cháo, đặc biệt là tiêu hoặc ớt. Những gia vị này có thể kích thích nhu động ruột, làm ruột co bóp mạnh hơn và khiến tình trạng tiêu lỏng thêm trầm trọng.
– Không nên cho nhiều dầu ăn vào trong cháo, bởi dầu mỡ có thể gây tình trạng đầy bụng.
– Khi nấu cháo nên tránh dùng các thực phẩm bởi chúng có thể gây sình hơi và khiến tình trạng tiêu chảy nặng hơn như bắp cải, giá đỗ, bông cải xanh, các loại đậu, …
– Những ngày đầu khi bị tiêu chảy nên nấu cháo lỏng và nhừ hơn một chút. Khi bệnh giảm thì tăng dần độ đặc của cháo.
– Với các món cháo có sử dụng cà rốt, bí đỏ mỗi tuần người bệnh chỉ nên ăn khoảng 2 lần để tránh vàng da.
– Người bệnh không nên ăn cháo quá no trong cùng một lúc. Mỗi lần chỉ nên ăn ít một để không gây cảm giác ì ạch ở bụng. Thay vì ăn 3 bữa bạn có thể ăn 5-6 bữa trong thời gian bị bệnh tiêu chảy để cơ thể luôn được cung cấp đủ năng lượng.
Tiêu chảy có thể do chế độ ăn uống xong cũng có thể do bệnh lý viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích. Do đó, nếu triệu chứng tiêu chảy ngày càng nặng hoặc thường xuyên xuất hiện cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm hỗ trợ Đại Tràng Ông Lạc để cải thiện triệu chứng tiêu chảy do viêm đại tràng gây ra.
Qua những thông tin trên bạn đã biết bị tiêu chảy nên ăn cháo gì tốt nhất. Với các món cháo trên, bạn có thể luân phiên thay đổi hàng ngày để không bị ngán.