“Bắt bệnh” qua triệu chứng thỉnh thoảng bị đau bụng dưới

Rất nhiều bệnh lý khác nhau có thể là nguyên nhân gây nên hiện tượng thỉnh thoảng đau bụng dưới. Hãy cùng tìm hiểu những bệnh lý này để phát hiện sớm, chữa kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh lý liên quan đến triệu chứng thỉnh thoảng đau bụng dưới

Bệnh lý liên quan đến ruột già

  • Viêm ruột thừa: Khi ruột thừa (nằm ở đoạn cuối của ruột) bị viêm, người bệnh sẽ có triệu chứng đau âm ỉ rồi nặng dần từ phần bụng trên xuống dưới, kèm theo những triệu chứng như: Chướng bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn, sốt, đau khi tiểu tiện.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Đau bụng dưới do IBS ảnh hưởng đến các chức năng ở đường ruột. Bệnh lý này có các biểu hiện như: Tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, ợ chua, có thắt ruột.

Người bệnh hội chứng ruột kích thích có thể tham khảo sản phẩm hỗ trợ điều trị, để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như Đại Tràng Ông Lạc.

  • Bệnh viêm ruột (IBD): Viêm ruột ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau ở ruột già, bao gồm bệnh Crohn và loét kết tràng. Đây là nguyên nhân của việc thỉnh thoảng đau bụng dưới kèm theo các triệu chứng đầy hơi, phân có máu, sụt cân, tổn thương nhìn thấy khi nội soi đại tràng.

thỉnh thoảng đau bụng dưới

Bệnh lý ở đường tiết niệu

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và lây nhiễm vào bàng quang. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau vùng bụng dưới và các triệu chứng đi kèm như nước tiểu có màu đục hoặc nước tiểu sẫm màu, đau hoặc rát khi đi tiểu, đi tiểu liên tục.
  • Bí tiểu cấp:  Đau bụng dưới cũng xảy ra khi bàng quang không thải bỏ được nước tiểu kèm các triệu chứng không đi tiểu được
  • Sỏi bàng quang: Là những khối cứng được hình thành từ các khoáng chất trong nước tiểu gây đau bụng dưới. Kèm các biểu hiện như tiểu có máu, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó nước tiểu đục hoặc sẫm màu
  • Ung thư bàng quang: Xảy ra khi các tế bào bất thường phát triển trong bàng quang. Các triệu chứng đi kèm bao gồm nước tiểu màu hồng, cam hoặc có màu đỏ sẫm, đau rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên

Bệnh lý ở hệ sinh sản

– Ở nữ giới

  • U nang buồng trứng: Bạn có thể mắc u nang buồng trứng nếu có các triệu chứng như đau phần bụng ở xung quanh u nang, chóng mặt, mệt mỏi.
  • U xơ tử cung: Gây đau vùng bụng dưới đi kèm các triệu chứng chảy máu nhiều bất thường trong kỳ kinh, chảy máu giữa các kỳ kinh nguyệt, bụng đau đớn, đau khi giao hợp
  • Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, hình thành mô sẹo và tổn thương. Đây là lý do của cơn đau bụng dưới kèm các biểu hiện chảy máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt, đau bụng dữ dội.
  • Viêm vùng chậu (PID): Cơn đau bụng dưới do nhiễm trùng kèm các triệu chứng khác như tiết dịch khó chịu, nhiều bất thường, sốt, ớn lạnh, đau khi giao hợp và tiểu tiện.

Ở nam giới

  • Xoắn tinh hoàn: Đau ở bụng dưới đột ngột và dữ dội do thừng tinh bị xoắn quanh tinh hoàn, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu. Các biểu hiện có thể nhận biết như tinh hoàn sưng to, nhạy cảm tại vùng tinh hoàn, bầm tím
  • Viêm tuyến tiền liệt: Là hiện tượng sưng hoặc viêm tuyến tiền liệt gây đau vùng bụng dưới kèm triệu chứng đau lưng, đau quanh gốc dương vật, khó tiểu, sốt, ớn lạnh, đau nhức, trong tinh dịch có lẫn máu.

Thỉnh thoảng đau bụng dưới phải làm sao

Hiện tượng thỉnh thoảng đau nhói bụng dưới là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Do đó, cách xử lý tốt nhất là thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định chính xác những nguyên nhân gây bệnh.

Mỗi một nguyên nhân gây bệnh sẽ có các hướng điều trị khác nhau. Căn cứ vào tình trạng nặng hay nhẹ của bệnh mà can thiệp bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Để đề phòng bất trắc xảy ra khi bị đau bụng dưới những người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm đại tràng, bệnh tiết niệu hoặc bệnh phụ khoa người bệnh nên điều trị dứt điểm. Mục đích để tránh tình trạng bệnh chuyển thành mãn tính. Các bệnh lý mãn tính tuy không đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng rất nguy hiểm nếu xuất hiện các bệnh có tính chất cấp cứu như viêm ruột thừa, u nang buồng trứng.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *